Thời điểm Windows 10 chính thức ra mắt đang đến gần, việc chúng ta cần làm hôm nay là chuẩn bị sẵn sàng cho cỗ máy của mình những thứ cần thiết để nâng cấp lên. Bài hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn tạo được một bộ cài Windows 10 trên USB một cách dễ dàng.
Việc được nâng cấp lên miễn phí Windows 10 là một tin vui đối với nhiều người chúng ta nhưng vẫn nhiều người thich cài đặt mới hoàn toàn hệ điều hành này để máy sạch sẽ hơn hay cài song song Windows 10 với hệ điều hành mình đang sử dụng để đảm bảo công việc hằng ngày vẫn suôn sẻ. Vì thế việc tạo một bộ cài đặt lên USB với tốc độ cài đặt nhanh hơn nhiều là điều cần thiết, thay thế cho những đĩa DVD đã lỗi thời và chậm chạp.
Một điều đáng chú ý là nếu bạn đang sử dụng những máy đời mới rất có thể chúng đang sử dụng bộ firmware UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) thay cho BIOS cũ kĩ nên bộ cài đặt Windows trên các thiết bị này cần được hỗ trợ UEFI nếu không trong quá trình cài đặt sẽ báo lỗi và không thành công. Để biết được máy mình có hỗ trợ UEFI hay không, bạn có thể xem trong tài liệu đi kèm máy hoặc trên website của nhà sản xuất.
Cứu cánh cho chúng ta trong trường hợp này là sử dụng phần mềm Rufus để giải quyết vấn đề “hiện đại mà hại điện” này mà không phải mất tiền mang ra tiệm. Sau khi tải Rufus bản mới nhất về theo link >>>tại đây< ,="" bạn="" hãy="" tải="" thêm="" bộ="" cài="" đặt="" windows="" 10="" về="">>>tại đây<. lưu="" ý:="" hiện="" đây="" chỉ="" là="" bản="">Technical Preview nằm trong chương trình Window Insider của Microsoft, bạn có thể tải về để thử nghiệm trước hoặc “đặt gạch” bài viết này để tải bản chính thức về làm sau.
Các bước chuẩn bị đã xong, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành tạo bộ cài đặt Windows 10 trên USB có hỗ trợ UEFI.
Bước 1: Mở phần mềm Rufus lên, ở mục đầu tiên trên cùng bạn chọn USB muốn đưa bộ cài đặt Windows 10 vào. Dung lượng USB tối thiểu để làm bộ cài đặt là 8GB vì thế bạn nên kiếm USB đủ dung lượng và xóa toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa đó.
Bước 2: Bạn chọn GPT partition scheme for UEFI trong mục Partition scheme and target system type. Ở hai mục File system và Cluster size bên dưới bạn để mặc định.
Bước 3: Bạn chọn vào mục Create a bootable disk using và chọn ISO image ở phần bên cạnh.
Bước 4: Chọn vào biểu tượng ổ đĩa và bạn duyệt tìm tới file ISO của Windows 10 bạn đã tải về. Sau khi xong, bạn nhấn nút Start để phần mềm bắt đầu chuyển dữ liệu vào USB.
Kết thúc quá trình đó là bạn đã có một USB cài đặt Windows 10 “thời thượng” với khả năng hỗ trợ UEFI để cài trên những máy đời mới rồi. Việc còn lại của bạn chỉ là tiến hành khởi động lại máy và cài đặt Windows 10 vào máy mình.
**** Bài viết tham khảo từ trang WindowsCentral