Tại sao cửa sổ máy bay có hình bầu dục?

Trên những chuyến bay, đã bao giờ bạn quan sát và tự hỏi, tại sao cửa sổ máy bay không phải là hình vuông, chữ nhật mà lại là bầu dục?

Trong ngành công nghiệp hàng không thuở sơ khai, cửa sổ máy bay đều có thiết kế hình vuông. Cho đến những năm 1950, các chuyến bay thương mại trở nên phổ biến, khả năng bay tốc độ cao hơn, độ cao lớn hơn.
Tuy nhiên, sự cố xảy ra khi hai máy bay bị tai nạn trên không. Sau khi điều tra, các chuyên gia phát hiện ra nguyên nhân chính là từ những ô cửa sổ hình vuông.
Cửa sổ hình bầu dục có khả năng chịu chênh lệch áp suất cao. Ảnh: Seanscott/ Getty.
Cửa sổ hình bầu dục có khả năng chịu chênh lệch áp suất cao. Ảnh: Seanscott/ Getty.

Những góc vuông chính là điểm yếu tự nhiên tập trung áp lực của máy bay, đặc biệt trong điều kiện áp suất khí quyển cao. Áp lực ở góc cửa sổ cao gấp 3-4 lần so với các bộ phận khác, vì thế cửa sổ rất dễ bị vỡ.
Ngược lại, cửa sổ hình bầu dục không hề có điểm tập trung, khiến áp lực dàn đều, giảm khả năng bị nứt vỡ. Các dạng hình tròn, bầu dục cũng không dễ bị biến dạng và vì vậy có thể chịu được sự chênh lệch áp suất giữa bên trong khoang máy bay và bên ngoài khí quyển.
Thay vì hình tròn, cửa sổ hình bầu dục được lựa chọn do tính thẩm mỹ và giúp hành khách có cơ hội ngắm cảnh ngoài trời dễ dàng hơn so với hình tròn.
Theo Zing
Previous
Next Post »
Bình Luận Bằng Facebook